Bệnh khácSức khỏe

Bệnh trĩ ngoại là gì? Biểu hiện, Nguyên nhân, cách chữa trị

Bệnh trĩ ngoại là gì? Đây là một dạng bệnh điển hình của bệnh lý vùng hậu môn-Trực tràng. Bệnh trĩ ngoại không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, nhưng lại khiến cuộc sống chảy con người luôn bất an, do đó mọi người cần nắm bắt đầy đủ những kiến thức về trĩ ngoại để có thể chữa dứt điểm căn bệnh này.

1. Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở phía ngoài, bờ của hậu môn phình to, căng giãn quá mức và được che phủ một lớp da mỏng được gọi là núi trĩ.

Bệnh trĩ ngoại là gì

Quan sát búi trĩ, người bệnh có thể thấy rõ nhiều tĩnh mạch trĩ rất nhỏ và các mảnh chồng chéo lên nhau. Mặc dù trĩ ngoại có thể nhìn ra bằng mắt thường, nhưng nếu như người nào không biết rõ những triệu chứng cơ bản của bệnh cũng sẽ rất khó để phân biệt bệnh với bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ ngoại mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng hay sức khỏe người bệnh nhưng có thể gây ngứa ngáy, vướng víu và cảm giác khó chịu ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Cũng như bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng đây là căn bệnh khá nhạy cảm và mọi người thường có xu hướng xấu hổ khi điều trị và chỉ tiếp nhận điều trị khi bệnh chuyển nặng gây ra các hậu quả nghiêm trọng như viêm nhiễm hậu môn.

Bệnh trĩ nội? Nguyên nhân? Cách chữa trị

2. Nguyên nhân mắc bệnh trĩ ngoại

Bị trĩ ngoại do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học, những thói quen ăn uống không lành mạnh của con người sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, kém phát triển.

– Do ngồi quá nhiều, đứng quá lâu, ít vận động, bê vác nhiều.

– Táo bón kéo dài, rặn mạnh khi đi đại tiện.

– Không bổ sung chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng,nhiều dầu mỡ, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… Gây táo bón và giãn phình tĩnh mạch trĩ( thấp nhiệt) và dẫn tới bệnh trĩ ngoại.

– Do một số thói quen xấu như: ngồi xổm, rặn mạnh khi đi đại tiện, quan hệ đồng tính ở nam giới,…

– Một số người mắc bệnh toàn thân như rối loạn tiêu hóa,mắc bệnh về hô hấp như hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản , viêm amidan, ….

– Phụ nữ mang thai và sau sinh.

– Hội chứng ruột kích thích: bệnh nhân mắc phải hội chứng này thường bị đau quặn bụng và mót đại tiện mỗi ngày làm tăng áp lực gây tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân mắc trĩ ngoại

Đi ngoài ra máu tươi: đây là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất của bệnh trĩ ngoại. Ban đầu máu sẽ chảy nhẹ, hòa lẫn vào phân rất khó nhận ra, người bị trĩ ngoại chỉ phát hiện ra dấu hiệu này khi tình cờ nhìn vào phân hoặc giấy vệ sinh sau khi sử dụng.

Sau khi đã chuyển nặng, khi bệnh nhân đi đại tiện máu có thể sẽ bắn thành tia hoặc nhỏ giọt. Khi bị nặng, thì ngay cả lúc ngồi hay đi lại cũng có thể bị chảy máu.

Một số bệnh nhân bị trĩ ngoại nặng do chảy máu nhiếc dẫn tới tình trạng thiếu máu, da xanh bợt hoặc vàng, chóng mặt mỗi khi đứng hoặc ngồi. Thiếu máu sẽ làm bệnh nhân không thể gắng sức làm việc, sức không bền, nhanh mệt.

Sa búi trĩ: đây là một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ ngoại.

Đau rát hậu môn: trĩ ngoại rất dễ gây đau rát vùng hậu môn, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi rát, khó chịu và có cảm giác vùng hậu môn bị nóng. Ở giai đoạn nhẹ cảm giác này có thể xuất hiện sau một cơn ăn nhậu hoặc ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chỉ cần người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là bệnh có thể thể tự khỏi.

Các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn nặng

Tắc mạch trĩ:

Trong búi trĩ sẽ hình thành cục máu đông, gây ra cảm giác đau hơn bình thường so với bệnh trĩ ngoại đơn thuần, người bệnh sẽ không dám ngồi thẳng lên ghế mà chỉ dám ngồi một bên mông. Nếu để tắc mạch trĩ lâu ngày có thể cảm nhận được một điểm đau, luôn có cảm giác đau nhói, cộm ở vùng hậu môn.

Nhiễm khuẩn búi trĩ:

Tổn thương do trĩ ngoại dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn tới nhiễm khuẩn búi trĩ gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát vùng hậu môn, khi thăm khám sẽ thấy cảm giác đau, soi thấy phù nề, sưng, có thể bị loét hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn:

Nứt kẽ hậu môn khiến cho người bệnh đi đại tiện sẽ cảm thấy đau rát khiến bệnh nhân sợ đi đại tiện, dần dần thành thói quen và làm bệnh trở nên nặng hơn.

Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại nhẹ bao gồm các cấp độ:

Trĩ ngoại độ 1: búi trĩ ngoại phồng lên ở rìa hậu môn, nằm ngay dưới da rìa hậu môn:

Các búi trĩ ngoại phồng nên ở rìa hậu môn nên sẽ có cảm giác cộm ở vùng hậu môn, tuy nhiên ở giai đoạn này chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý, búi trĩ sẽ tự co lại.

Người bệnh sẽ cảm thấy hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy, xuất hiện máu lẫn vào phân khi đi đại tiện.

Đây là giai đoạn tốt nhất để điều trị bệnh trĩ ngoại sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Trĩ ngoại độ 2: trĩ ngoại bắt đầu xuất hiện biến chứng, tiết dịch ẩm ướt, ngứa ngáy:

Búi trĩ phồng lên và to hơn ở rìa hậu môn. Bệnh nhân sẽ đau đớn,khó chịu, chảy máu mỗi khi đi đại tiện.

Búi trĩ lúc này sẽ tiết ra dịch rất nhiều. Cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để tránh viêm nhiễm hậu môn và vùng xung quanh hậu môn.

Trĩ ngoại độ 3: trĩ ngoại bị tắc mạch, đau, chảy máu:

Các búi trĩ phát triển lớn gây tắc hậu môn, khi đi đại tiện các búi trĩ sẽ bị cọ xát, gây đau và chảy máu cho người bệnh.

Trĩ ngoại độ 4: búi trĩ ngoại bị viêm nhiễm nặng, gây ngứa rát và đau đớn:

Búi trĩ lúc này đã bị viêm nhiễm, làm cho bệnh nhân bị đau rát và cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn.

Người bệnh sẽ sợ đi đại tiện vì sẽ bị chảy máu nhiều. Bên cạnh đó búi trĩ phát triển to gây tắc lỗ hậu môn khiến việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn, người bệnh rất đau đớn.

Giai đoạn này người bệnh cần điều trị nhanh chóng để tránh các biến chứng trĩ ngoại có thể xảy ra.

4. Cách chữa trị trĩ ngoại

– Cách chữa bệnh trĩ ngoại nhẹ: trĩ ngoại độ 1 và trĩ ngoại độ 2.

Ở mức độ trĩ ngoại nhẹ này chủ yếu các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nội khoa là chính, nếu người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị và áp dụng tốt các biện pháp hỗ trợ tích cực khác sẽ đạt được hiệu quả cao. Có thể tham khảo các phương pháp sau:

Trĩ ngoại là gì? Dùng kem bôi nào hiệu quả?

  • Kem bôi trĩ ngoại và nứt hậu môn Doctor Butler
  • Thuốc bôi trĩ ngoại PREPARATION H
  • Gel bôi trĩ COTRIPRO
  • Thuốc bôi trĩ ngoại DICTAMNI Trung Quốc
  • Thuốc bôi trĩ Dr.Cole thảo dược
  • Thuốc bôi trĩ ngoại Mayinglong Musk

Bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc điều trị bệnh trĩ ngoại như thuốc làm bền thành mạch, thuốc giảm đau, chống viêm, nhuận tràng, thuốc co mạch , thuốc tạo hàng rào bảo vệ, kháng sinh,…

– Cách chữa bệnh trĩ ngoại độ 3:

Búi trĩ ngoại có thể gây tắc mạch và chảy máu, gây đau đớn cho bệnh nhân, vì vậy mà người bệnh cần nhanh chóng điều trị sớm để tránh để lại di chứng về sau. Lúc này bệnh nhân sẽ có hai phương pháp để giải quyết:

Cách thứ nhất: tiếp nhận điều trị nội khoa, sử dụng thuốc giảm đau, sử dụng kem bôi trĩ, chờ cho tới khi búi trĩ ngoại tự co lại và bác sĩ sẽ cắt mẫu da thừa đi.

Cách thứ 2: làm tiểu phẫu, phẫu thuật búi trĩ ngoại và nặn lấy khối huyết , sau đó cầm máu bằng đốt điện hay thoa gel.

Trong các trường hợp búi trĩ ngoại phát triển quá lớn các bác sĩ có thể cân nhắc các phương pháp điều trị xâm lấn như: tiêm xơ búi trĩ, thắt dây cao su để giảm sự phát triển của búi trĩ hoặc thực hiện phương pháp đốt mô trĩ bằng hồng ngoại, laser hoặc đông máu.

– Cách điều trị trĩ ngoại cấp độ nặng: trĩ ngoại độ 4:

Búi trĩ ngoại là gì ở độ 4 gây tiết nhiều dịch, dễ gây viêm nhiễm và ngứa ngáy ở vùng hậu môn. Một số biến chứng mà bệnh nhân thường gặp của bệnh trĩ ngoại: viêm hậu môn, áp xe hậu môn.

Thông thường trĩ ngoại độ 4 các bác sĩ chuyên khoa sec đưa ra lời khuyên là làm phẫu thuật cắt trĩ nhằm xử lý nhanh chóng búi trĩ ngoại do ở giai đoạn này kích thước búi trĩ lớn nên các phương pháp nêu trên gần như không có tác dụng.

Một số phương pháp cắt mổ trĩ ngoại cho bệnh nhân mắc bệnh nặng thường được áp dụng hiện nay như:

  • Cắt trĩ bằng PPH
  • Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT
  • Cắt trĩ bằng tia Laser
  • Cắt trĩ bằng phương pháp Longo

5. Cách phòng bệnh trĩ ngoại

  • Ăn nhiều rau xanh, chất xơ, đồ ăn dễ tiêu, hạn chế đồ ăn cay nóng
  • Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc , tránh để một tư thế quá lâu
  • Tránh mang vác đồ vật quá nặng
  • Hạn chế ngồi xổm, rặn mạnh khi đi đại tiện
  • Phụ nữ mang thai cần phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, chặt chẽ hơn khi bản thân là người có nguy cơ
  • mắc bệnh trĩ ngoại cao nhất trong tất cả các đối tượng

Trĩ ngoại là một căn bệnh không đáng ngại nhưng nếu để lâu sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống cũng như sức khỏe của người bệnh.

Là bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại cần nhanh chóng đến ngay cơ sở uy tín nhất để thăm khám, tiếp nhận liệu trình điều trị của các bác sĩ chuyên môn để không để lại các di chứng về sau.

Hy vọng bài viết về  trĩ ngoại là gì? sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về trĩ ngoại và có những phương pháp điều trị tốt nhất cho bản thân.

Admin

Kiến thức, thông tin tổng hợp mọi lĩnh vực: Chia sẻ kinh nghiệm sống, sức khỏe, phong thủy, công nghệ; share thủ thuật, phần mềm máy tính,...

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x