BlogazChia SẻTư vấn sức khoẻ

7 Lầm tưởng tai hại về Stress bạn nên biết

Stress đang ngày càng phổ biến hơn kéo theo đó là nhiều hệ lụy về sức khỏe, cuộc sống của mọi người. Nhưng đối với nhiều người, stress vẫn là một khái niệm khá mơ hồ. Dưới đây là những lầm tưởng phổ biến về căn bệnh tâm lý này.

Lầm tưởng số 1: Stress là như nhau đối với tất cả mọi người.

Sự thật: Stress là một trải nghiệm cực kỳ chủ quan.

Một yếu tố gây căng thẳng cho một người có thể không làm phiền người khác chút nào, và dù cùng ở trạng thái căng thẳng thì mỗi người cũng có cách đối phó với nó khác nhau. Căng thẳng rơi vào một số loại khác nhau, bao gồm:

  • Căng thẳng điển hình được tạo ra từ công việc, trường học, các vấn đề gia đình và trách nhiệm hàng ngày
  • Căng thẳng xảy ra đột ngột do thay đổi cuộc sống như ly hôn, mất việc làm hoặc mắc bệnh hiểm nghèo
  • Căng thẳng do trải qua một sự kiện đau buồn như dịch bệnh hay thảm họa thiên nhiên, v.v.

Ảnh hưởng của căng thẳng cũng mang tính chủ quan đối với từng người. Một số người có thể đối phó với một số loại căng thẳng tốt hơn những loại khác, hoặc họ có thể phục hồi nhanh hơn, tùy thuộc vào tác nhân gây căng thẳng.

Khả năng chống lại stress có thể là do di truyền học, mặc dù nghiên cứu ủng hộ quan điểm này còn ít. Nói chung, mọi người dễ đối phó với căng thẳng hàng ngày hơn là căng thẳng trải qua từ một sự kiện đau buồn, chẳng hạn như căng thẳng sau sang chấn tâm lý.

Lầm tưởng số 2: Stress ở khắp mọi nơi và không thể tránh khỏi.

Sự thật: Có thể tránh hoặc kiểm soát được căng thẳng trong nhiều trường hợp.

Học cách tránh bị stress rất khó và đôi khi mọi người không thể tránh được, đặc biệt khi nguyên nhân gây căng thẳng là từ bên ngoài. Trong một số trường hợp, việc cố gắng né tránh thậm chí tạo ra nhiều căng thẳng hơn. Tuy nhiên, có những cách hiệu quả để vượt qua căng thẳng.

Đầu tiên, có một số yếu tố gây căng thẳng có thể tránh được. Chẳng hạn, mọi người thường kêu ca vì deadline, đơn giản bởi vì họ đã trì hoãn quá lâu rồi mới làm. Hành vi này tạo ra căng thẳng không cần thiết và có thể tránh được bằng kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và có một danh sách ưu tiên rõ ràng.

Có nhiều chiến lược hiệu quả để quản lý và giúp vượt qua căng thẳng mà mọi người thường hay sử dụng, ví dụ:

  • Lường trước các tình huống có thể xảy ra và chuẩn bị cho “điều tồi tệ nhất”
  • Tập thể dục mỗi ngày (ví dụ như 30 phút đi bộ), có thể làm giảm căng thẳng
  • Đặt mục tiêu rõ ràng, thực tế và có thể đo lường được
  • Dành thời gian mỗi ngày cho sức khỏe tinh thần và thư giãn
  • Trò chuyện, tâm sự với bạn bè hoặc gia đình
  • Tham gia các hoạt động mang lại cảm xúc tích cực như hoạt động cộng đồng, từ thiện…

Lầm tưởng số 3: Căng thẳng luôn xấu.

Sự thật: Đôi khi, căng thẳng có thể tốt.

Theo các chuyên gia tại Đại học California Berkeley, một số mức độ căng thẳng nhất định có thể khiến một người tỉnh táo hơn và cải thiện cả hành vi và nhận thức của họ. Quá ít căng thẳng có thể khiến mọi người trở nên buồn chán hoặc thậm chí là trầm cảm.

Ở đây có sự khác biệt giữa căng thẳng tốt và xấu: khoảng thời gian một cá nhân trải qua căng thẳng. Căng thẳng cấp tính hoặc ngắn hạn có thể tốt cho các cá nhân, trong khi căng thẳng dài hạn hoặc mãn tính có thể gây suy nhược và có tác động tiêu cực đến trí nhớ và sức khỏe tổng thể.

Lầm tưởng số 4: Không có triệu chứng nghĩa là không bị căng thẳng.

Sự thật: Chỉ vì một người không có dấu hiệu hoặc triệu chứng căng thẳng không có nghĩa là họ không bị căng thẳng.

Ở một số cá nhân, căng thẳng có thể dễ dàng xuất hiện do thay đổi hành vi hoặc đặc biệt là sau các sự kiện đau thương. Nhưng với đa số mọi người, khá khó để xác định xem họ có bị căng thẳng hay không nếu chỉ xem xét hành vi của họ.

Những cá nhân như vậy có thể trông bình thường và che giấu sự cảm xúc của mình rất tốt, nhưng bên trong họ đang gặp khó khăn về tinh thần. Căng thẳng thường được phản ánh nhiều hơn về mặt tinh thần và cảm xúc.

Lầm tưởng số 5: Chỉ những triệu chứng căng thẳng nghiêm trọng mới cần chú ý.

Sự thật: Ngay cả những căng thẳng nhỏ cũng cần sớm được giải quyết.

Căng thẳng có thể nhanh chóng chuyển từ cấp tính sang mãn tính nếu các triệu chứng không được kiểm soát. Căng thẳng mãn tính có liên quan tiêu cực đến nhiều vấn đề về thể chất. Từ góc độ sinh lý học, hormone gây căng thẳng có tác động thực sự đến cách một người hoạt động tốt trong cuộc sống hàng ngày.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự dư thừa hormone gây căng thẳng có thể làm thay đổi:

  • Trí nhớ
  • Nhận thức
  • Khả năng học hỏi
  • Hệ thống miễn dịch
  • Hệ thống tim mạch
  • Hệ thống nội tiết
  • Hệ tiêu hóa

Nói cách khác, các hormone gây căng thẳng có khả năng tạo ra phản ứng toàn cơ thể, ngay cả khi trải qua một tác nhân căng thẳng “không đáng kể”. Vì vậy, đừng quên theo dõi và đánh giá cảm xúc của chính mình, để kịp thời nhận biết và hạn chế những suy nghĩ tiêu cực.

Lầm tưởng số 6: Căng thẳng khiến tóc bạc.

Sự thật: Tóc bạc có những nguyên nhân khác ngoài căng thẳng.

Từ lâu, người ta đã lầm tưởng rằng tóc bạc là do mức độ căng thẳng cao. Tuy nhiên, cho đến nay thì chẳng có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều đó cả.

Một số bệnh và yếu tố khác có thể gây ra tóc bạc bao gồm:

  • Cơ thể thiếu chất ( thiếu vitamin D, sắt, kẽm và selen đều gây rụng tóc)
  • Tăng trưởng khối u
  • Bệnh bạch tạng
  • Alopecia areata (rụng tóc từng vùng)
  • Bệnh tim
  • Khối lượng xương thấp
  • Hút thuốc lá

Lầm tưởng số 7: Căng thẳng gây ung thư.

Sự thật: Có nhiều yếu tố gây ung thư. Ung thư không thể chỉ do căng thẳng.

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, mối liên hệ giữa căng thẳng và ung thư là không quá rõ ràng. Chỉ một số ít nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa một số yếu tố tâm lý và tăng nguy cơ phát triển ung thư. Tuy nhiên, cần phải nói rõ rằng chỉ vì nguy cơ mắc bệnh cao hơn không có nghĩa là một người chắc chắn sẽ mắc bệnh đó.

Nhưng đối với một số bệnh ung thư, căng thẳng có tác động gián tiếp, như thay đổi hệ thống miễn dịch, có nhiệm vụ chống ung thư. Vì vậy, trong khi các nghiên cứu chưa xác định liệu căng thẳng có trực tiếp gây ra ung thư hay không, thì những tác động gián tiếp đến sự phát triển ung thư vẫn nên được xem xét đối với bệnh nhân ung thư.

Admin

Kiến thức, thông tin tổng hợp mọi lĩnh vực: Chia sẻ kinh nghiệm sống, sức khỏe, phong thủy, công nghệ; share thủ thuật, phần mềm máy tính,...

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x