Bệnh khácSức khỏe

Đau mắt hột: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Đau mắt hột là một trong những căn bệnh về nhiễm trùng mắt gây nguy hiểm cho mắt, căn bệnh này không giới hạn độ tuổi mắc phải, nhưng những người sống trong môi trường thiếu vệ sinh sẽ dễ mắc phải bệnh này hơn.

Với mong muốn giúp các bạn đọc trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết để xử lý khi mắc phải hoặc nghi mắc phải bệnh đau mắt hột chúng tôi sẽ đưa ra đầy đủ những nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa đau mắt hột đầy đủ nhất.

1.Đau mắt hột là gì?

Đau mắt hột là gì
Đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis xâm nhập và phát triển

Đau mắt hột là một bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis xâm nhập và phát triển trên khu vực mí mắt, gây ra hiện tượng viêm nhiễm giác mạc và kết mạc mắt. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng bởi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua mắt, mũi, miệng. Không nên dùng chung các đồ dùng của người bệnh để tránh bị lây bệnh.

Ở thể nặng của bệnh, các hột ở mắt to và nổi trên bề mặt, sau đó vỡ và tạo thành sẹo ở trong kết mạc mắt. Sẹo nặng làm cho sụn mi ngắn lại, bờ mi lộn vào trong gây lông quặm. Nếu không điều trị kịp thời, lông quặm có thể dẫn tới loét, thủng giác mạc, viêm nội nhãn ảnh hưởng thị lực, các trường hợp nặng có gây mù vĩnh viễn.

Các giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột

– Giai đoạn 1: viêm nang, đây là giai đoạn vi khuẩn bắt đầu xâm nhập gây ngứa và đỏ mắt. Nên tránh dụi mắt vì sẽ làm mắt đau nhiều hơn.

– Giai đoạn 2: viêm cường độ cao, sau 5-12 ngày ủ bệnh mí mắt sẽ sưng đỏ và mưng mủ, đây cũng là giai đoạn có khả năng lây nhiễm cực cao.

– Giai đoạn 3: thành sẹo, nếu như người bệnh chủ quan thì nhiễm trùng bình thường sẽ trở thành sẹo hóa ở mí mắt, tuy nhiên nhiều trường hợp sẹo bị biến dạng ra ngoài mí mắt gây mất thẩm mỹ.

– Giai đoạn 4: lông mi mọc ngược, mí mắt bị biến dạng bởi sẹo và lộn ngược vào trong, lông mi cũng bị biến dạng theo, mọc vào trong và làm tổn thương lớp giác mạc mắt.

– Giai đoạn 5: lông mi liên tục cọ xát khiến giác mạc bị tổn thương, dẫn tới tình trạng mờ giác mạc, không có biện pháp chữa kịp thời sẽ dẫn tới bị mù lòa.

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị đau mắt hột triệt để, vì vậy mọi người nên chú ý vệ sinh và thực hiện các biện pháp phòng tránh để giảm nguy cơ mắc bệnh

Đau mắt đỏ là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

2. Nguyên nhân gây đau mắt hột

Các yếu tố thúc đẩy nguy ngơ lây nhiễm

Điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh, không có nhà vệ sinh tự hoại, khu vực sống bị ô nhiễm, nhiều côn trùng như ruồi, nhặng có thể làm bùng phát dịch bệnh.

Sống tập thể, thường xuyên sử dụng chung các đồ dùng cá nhân

Trẻ em thường xuyên nghịch bẩn, chưa có khả năng vệ sinh tốt.

Vệ sinh kém, tình trạng thiếu vệ sinh ở tay và đặc biệt là ở mắt khiến bệnh dễ lây lan hơn.

3. Phân loại bệnh đau mắt hột

Đau mắt hột có rất nhiều dạng phổ biến, tuy nhiên theo như tổ chức y tế thế giới WHO:

– TF( trachomatous follicle): viêm mắt hột có hột, đây là tình trạng đau mắt hột nhẹ và vừa không đáng lo.

– TS(trachomatous conjunctival scar) :đây là bệnh làm xuất hiện sẹo kết mạc, các dải sẹo có hình sao, hình mạng lưới và xuất hiện trên kết mạc mi.

– TI( trachomatous inflammation): đây là tình trạng sáu mắt hột nặng, thâm nhiễm tỏa lan trên kết mạc diện sụn mi trên, che khuất ít nhất 50% hệ mạch kết mạc.

– TT(trachomatous trichiasis) đây là trường hợp đau mắt hột để lại biến chứng .

– CO( corneal opacity): đây là trường hợp nặng nhất của đau mắt hột, bệnh có thể thể gây tổn thương giác mạc gây mù lòa.

4. Triệu chứng và biến chứng của bệnh đau mắt hột

Triệu chứng cơ năng

  • Ngứa nhẹ, kích ứng mí mắt và vùng xung quanh mắt
  • Gỉ mắt có chứa các chất nhầy hoặc mủ
  • Mí mắt sưng
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau mắt

Triệu chứng thực thể

Thẩm lậu kết mạc: xảy ra hiện tượng tế bào bị thâm nhập dẫn tới viêm, chủ yếu là tế bào lympho .

Xuất hiện gai, hột trên kết mạc sụn mi trên hoặc mi dưới, chúng có kích thước không đều từ 0.5-1mm

Màng máu giác mạc: hột đặc hiệu, bệnh mắt hột giác mạc, màng máu khu trú lớp nông,phần trên giác mạc. Màng máu do thâm nhiễm giác mạc hột và tân mạch.

Sẹo và lõm hột trên giác mạc

Biến chứng của bệnh đau mắt hột

  • Viêm kết mạc bờ mi
  • Sẹo mi mắt bên trong
  • Biến dạng mí mắt: ví dụ như mí mắt gấp bên trong hoặc lông mi mọc ngược
  • Sẹo giác mạc, viêm loét giác mạc
  • Lông xiêu, lông quặm, khô mắt

5. Phòng và điều trị bệnh đau mắt hột

✅ Không dùng phương pháp day kẹp hột. Phương pháp này không những không làm bệnh thuyên giảm mà còn gây chấn thương nặng nề cho kết mạc, tạo sẹo giác mạc.

✅ Vệ sinh môi trường xung quanh, đảm bảo nguồn nước sử dụng phải sạch sẽ, xử lý rác thải đúng nơi quy định.
Giáo dục ý thức vệ sinh có nhân cho mọi người đặc biệt là trẻ em.

✅ Vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là mắt.

✅ Không dùng chung khăn, chậu, nước, các đồ dùng cá nhân.

✅ Nếu phát hiện mắt đỏ, cộm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xác định bệnh cụ thể tránh để lại di chứng.

✅  Điều trị đau mắt hột cần tuân theo phác đồ điều trị.

Tùy theo mức độ của bệnh, các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh: thuốc kháng sinh azithromycin( dùng mỗi năm tối đa 1 liều), được sử dụng trong trường hợp không có biến chứng.
  • Thuốc mỡ tra mắt tetracyclin- mỗi ngày 2 lần trong vòng 6 tháng.
  • Erythromycin 250mg: 4 viên/ ngày trong vòng 3 tuần.
  • Phẫu thuật mổ quặm
  • Sử dụng các sản phẩm tra mắt như nước mắt nhân tạo và vitamin.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về đau mắt hột, hy vọng sẽ giúp ích nhiều hơn cho việc phòng và điều trị bệnh đau mắt hột

Admin

Kiến thức, thông tin tổng hợp mọi lĩnh vực: Chia sẻ kinh nghiệm sống, sức khỏe, phong thủy, công nghệ; share thủ thuật, phần mềm máy tính,...

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x