Blogaz

Tại sao chúng ta lại mơ? Giải thích từ phân tâm học của Freud

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI MƠ- MỘT GIẢI THÍCH TỪ PHÂN TÂM HỌC

Trước khi vào vấn đề chính, chúng ta có thể xét đến một số vấn đề tiêu biểu sau:

Đầu tiên, xét về các nền tảng tâm trí

Trong con người có ba tầng tâm thức: ý thức, tiềm thức và vô thức.

–  Ý thức là vùng con người có thể nhận thức và kiểm soát, giống như phần nổi của tảng băng chìm.

– Tiềm thức là nơi lưu giữ các thói quen, những ảnh hưởng mạnh mẽ lặp đi lặp lại trong đời sống trở thành một phần tính cách mà khi bản thân con người khó có thể nhận thức.

– Còn vô thức là tầng sâu nhất, được hiểu như bản chất, nhưa sống của tinh thần con người, đây là một thực thể phức tạp, nó bao gồm cả những nét bản năng về phần con, những vang động của quá khứ không chỉ của cá nhân mà là cả những kinh nghiệm khắc vào gen của con người từ thuở tiền sử đến hiện đại. Vừa mang chiều sâu của cá nhân vừa mang tính chất liên hệ với nhân loại nói chung.

Thứ hai, trong bản thân mỗi con người luôn tồn tại cái tôi, cái siêu tôi và bản ngã.

– Cái siêu tôi đại diện cho sự kiểm duyệt của đạo đức, lí trí và kì vọng xã hội

– Bản ngã là tiếng nói của ham muốn và bản năng trong con người, là phản ánh mạnh mẽ những nhu cầu thiết yếu, khát khao dục năng của con người

– Cái tôi là trung gian cân bằng giữa cái siêu tôi, bản ngã và thực tại khách quan.

Cái tôi thể hiện nhiều trong ý thức, cái siêu tôi biểu hiện trong suy tư và tiềm thức, ít nhiều thể hiện trong vô thức. Trước sự kiểm soát của cái tôi, sự ngăn chặn của cái siêu tôi và sự va chạm với thực tế xã hội, bản ngã gần như bị đẩy hoàn toàn vào trong vô thức.

Sau khi chia sẻ một số thông tin mình hiểu từ phân tâm học, mình sẽ đi vào phân tích về nguyên nhân tạo nên giấc mơ.

Trước hết, giấc mơ tồn tại như một người lính canh gác và đảm bảo sự ổn định của giấc ngủ. Không thể phủ nhận rằng những ham muốn chưa được thỏa mãn lúc thức sẽ trở thành nhân tố kích động khiến cơ thể khó chìm giấc ngủ sâu.

Nhu cầu của cơ thể cần ngủ nhưng những ham muốn cứ hành hạ và quấy rối nó, giấc mơ tạo ra những ảo ảnh tinh thần nhằm bù đắp cho nhu cầu ấy.

Chẳng hạn như nỗi lo lắng vì chưa hoàn thành bài tập về nhà – một dạng của ham muốn chưa được thoả mãn sẽ quấy rối giấc ngủ, lúc này giấc mơ đã làm xong bài là một ảo giác nhằm xử lí các tác nhân quấy rối ấy. Tuy nhiên, ham muốn cấu thành giấc mơ tương đối phức tạp, bởi nó không chỉ xuất phát từ một mong muốn đơn nhất mà nó là phức thể của nhiều tầng tâm trí, cũng như thực thể tinh thần khác nhau sâu bên trong con người.

Khi ta mơ, ý thức gần như đóng lại, tiềm thức và vô thức mở ra, những cảm xúc hay nội dung còn in đậm trong nhận thức sẽ kết hợp với những ý tưởng tiềm tàng, nhu cầu khởi nguyên từ vô thức và tiềm thức cấu thành nội dung giấc mơ. Hay nói cách khác, nguyên liệu hình thành nên giấc mơ là những ham muốn tiềm tàng còn công cụ hình thành nên nó là biến cố trong ý thức về thực tại.

Sự va chạm của ý thức và thực tại đóng vai trò như sự kích động, nhào nặn nguyên liệu tạo thành giấc mơ.

Chung quy lại, giấc mơ là sự thể hiện và thỏa mãn khát khao bằng ảo ảnh tinh thần. Nhưng tại sao chúng ta lại có những cơn ác mộng? Theo Freud, giấc mơ được chia làm ba loại: giấc mơ trẻ con, giấc mơ biến dạngác mộng.

– Giấc mơ trẻ con là giấc mơ trong sáng, ít nhiều không có biến dị, thỏa mạn những nhu cầu được chấp nhận bởi cả cái tôi, siêu tôi và bản ngã.

– Giấc mơ biến dạng là giấc mơ mà trong đó những ý tưởng tiềm tàng của vô thức không được thể hiện một cách trong sáng, rõ ràng, dễ cắt nghĩa. Lí giải như trong hữu thức mà thường thể hiện những khát vọng bị hạn chế, bởi lí trí hay cái siêu tôi, nó vẫn là sự thỏa mãn nhưng biến dị đi dưới những hình ảnh ẩn dụ khác nhau mà bản thân người mơ khó có thể lí giải nhằm vượt qua sự kiểm soát của lí tính.

– Còn ác mộng cũng là một sự thỏa mãn nhưng không phải để thỏa mãn khoái cảm mà là để thỏa mãn khát khao, trừng phạt tội lỗi của cái siêu tôi – lương tâm (các tội phạm thường xuyên gặp những cơn ác mộng gây ra bởi sự dày vò và tự vấn – điều này tái hiện rất rõ trong Tội ác và Hình phạt của Dostoievsky) hoặc đó còn là một hình thức bản ngã đạt được khát khao chống đối xã hội của nó – ham muốn bị cấm đoán.

Trong bài đăng sắp tới, mình sẽ giải thích rõ hơn về trải nghiệm giấc mơ qua bộ phim Inception- Kẻ đánh cắp giấc mơ của đạo diễn Christoper Nolan.

Admin

Kiến thức, thông tin tổng hợp mọi lĩnh vực: Chia sẻ kinh nghiệm sống, sức khỏe, phong thủy, công nghệ; share thủ thuật, phần mềm máy tính,...

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x