Blogaz

Từ bỏ thói quen xấu dễ dàng hơn bạn nghĩ !!

Đến một thời điểm, đứa bé ấy đủ “lớn” , được “sinh ra” đồng nghĩa rằng những hệ lụy sẽ không mời mà đến…

MÂU THUẪN” – Để mình hỏi bạn vài câu hỏi nhỏ về từ in đậm này nhé :

1, Bạn có “chạm mặt” nó thường xuyên trong cuộc sống không ? ( trong các mối quan hệ với gia đình, người yêu, đồng nghiệp…)

2, Đối với bạn, nó chỉ mang ý nghĩa tiêu cực hay bao hàm cả những mặt tích cực trong đó?

3, Có bao giờ bạn dừng lại vài giây, suy nghĩ và tự hỏi :” Liệu có thể “kết bạn” với nó không nhỉ?”

Mình cam đoan rằng chúng ta có cùng suy nghĩ cho 3 câu hỏi trên đó , đại loại như :” Ngày nào mà tôi chẳng gặp mâu thuẫn, nào là cãi nhau với bố mẹ về màu tóc mới làm, không hợp ý đồng nghiệp chỉ vì lương cao hơn 1 triệu, tranh cãi với vợ về tiền chi tiêu cho con…. Mâu thuẫn chỉ mang lại những lo âu, muộn phiền, cãi vã…, chẳng thể cứu vãn nổi , và không hề có cách giải quyết cho đến khi kết quả tiêu cực xảy ra , ảnh hưởng trực tiếp tới những cá nhân có liên quan “

Đúng là như vậy.

Tuy nhiên, sau khoảng thời gian đi học đại học , làm việc tại công ty và dành thời gian đọc sách ở nhà , được tiếp xúc với rất nhiều người, tiếp cận nhiều nguồn tri thức khác nhau, được gián tiếp hay trực tiếp tham gia vào nhiều cuộc đối thoại khi còn trên ghế nhà trường hay trong đời sống thường nhật, mình nhận ra rằng MÂU THUẪN , nếu dành thời gian suy xét đến tận cùng , thì nó cũng chỉ là một đứa trẻ không hơn không kém . Khi bất đồng quan điểm xảy ra , đứa bé mang tên MÂU THUẪN cũng bắt đầu được thai nghén . Nó thành hình và lớn dần lên , được nuôi nấng  bởi thứ dinh dưỡng mang tên ” cãi vã” ,” chửi rủa”, “đánh lộn”…Đến một thời điểm, đứa bé ấy đủ “lớn” , được “sinh ra” đồng nghĩa rằng những hệ lụy sẽ không mời mà đến…

 

Mình hiểu điều ấy. Vì vậy mình đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu, học hỏi những phương pháp khác nhau , để rồi tìm ra cho bản thân một phương pháp phù hợp , mang một cái tên khá mĩ miều là ” Làm bạn với mâu thuẫn” , dân dã hơn là ” Tự tạo mâu thuẫn” .

Nghe khó hiểu và trừu tượng lắm đúng không? Để mình chia sẻ vài trải nghiệm của chính bản thân mình đã áp dụng và thành công cho tới thời điểm hiện tại nhé. Đọc xong, bạn sẽ phải nhạc nhiên và thốt lên rằng :” Wao, đơn giản tới vậy sao?”

1, Tật CẮN MÓNG TAY

Bạn không đọc nhầm hay hoa mắt đâu. Từ ngày học lớp 5, mình đã có tật xấu này rồi và “duy trì” tới tận khi học lớp 11.

Trong một lần vô tình nghe XoneFM , mình có chú ý tới một câu trong bài phát thanh :” Cắn móng tay có thể gây ra biến dạng móng tay , tổn thương phần mô , làm mất thẩm mỹ “. Mình sợ, sợ đau, sợ chảy máu tay, sợ tay xấu, Kể từ đó, mỗi khi đưa tay lên miệng , mình tự nhủ :” Còn cắn nữa là tay sẽ xấu đấy , sẽ bị người ta cười đấy…” . Mưa dầm thấm lâu , mình đã dần dần bỏ được thói xấu này cho đến tận bây giờ.

2, Tật NGOÁY MŨI

Một tật xấu ngớ ngẩn và hơi xấu hổ mà mình mắc phải nữa đó là ngoáy mũi . Nhưng cũng thật may mắn rằng mình đã “chia tay” với nó nhờ phương pháp như ở trên .

Mình có một người bác ( bác là chồng của bá ruột mình ) . Bác có 1 chiếc mũi lúc nào cũng đỏ như cà chua và khá to. Mẹ mình có bảo rằng nguyên nhân là do bác ấy hay ngoáy mũi nhiều. Mình nghe xong thì ngẫm lại bản thân ,quyết tâm mỗi khi đưa tay lên mũi , sẽ “niệm thần chú” rằng :” Ngoáy nữa là mũi to như mũi trâu đó, mũi to thì sẽ xấu cả khuôn mặt đẹp trai này đó” . Và mình cũng thành công bỏ được thói xấu ấy .

3, Nhậu nhẹt và uống rượu bia

Với mục thứ 3 này , nó sẽ gọi là “xấu” tùy vào quan điểm cá nhân của từng người. Có người thích xã giao, hội họp nên có thể nhậu và bia , rượu là một điều khiến họ vui vẻ và thoải mái. Mình sẽ không cổ xúy . Ở đây mình xin phép được nói về mặt tiêu cực của nó để củng cố thêm về phương pháp mà mình nhắc tới.

Thực ra , từ khi có ý thức về thế giới xung quanh , mình chưa hề đi nhậu nhẹt hay đụng tới một giọt bia, giọt rượu nào theo đúng nghĩa đen. Những người họ hàng của mình , đặc biệt là đàn ông, họ uống rất nhiều , còn mình thì không . Qua các bản tin thời sự, báo mạng,…mình thấy được những hậu quả mà nó mang lại : tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, thâm chí chém giết nhau…Thật đau thương đúng không? Chính nhờ những tác động ấy, mình đã tự tạo được cho bản thân một suy nghĩ và “lớp phòng thủ” vô cùng vững chắc trước những lời dụ dỗ , ngay cả trước những lời “gạ” uống của họ hàng hay xóm giềng . Và mình thấy tự hào và may mắn khi bản thân có thể chống lại nó trước cả khi nó tới “gặm nhấm” mình.

Nên từ bỏ thói quen uống bia
Nên từ bỏ thói quen uống bia

 

Như vậy, thông qua 3 ví dụ ở trên, bạn đã phần nào hiểu được bản chất của phương pháp ” Tự tạo mâu thuẫn” rồi đúng không?

Đó chính là : Bạn tự tìm tòi và lưu giữ càng nhiều càng tốt trong tiềm thức bản thân về những tác hại mà thói hư tật xấu ấy gây ra cho bản thân bạn. Mỗi khi có ý định thực hiện, hãy tự nhắc nhở bản thân bằng cách tái hiện chân thực nhất có thể tác hại ghê ghớm ấy. Dần dà, bạn sẽ có tâm lý “sợ sệt” , thậm chí “ghê tởm” , và từ bỏ thói hư tật xấu ấy thôi.

Với một thế giới mà mạng Internet phát triển cực đại như ngày nay, không khó để bạn có thể tìm được những thông tin về tác hại mà các thói xấu gây ra như : báo giấy, báo mạng, tin tức trên TV , trên facebook, youtube,… Bạn có thể áp dụng cho hầu hết các thói quen xấu như hút thuốc lá ( phổi bị thủng lỗ , gây ra các bệnh nguy hiểm như lao, ung thư phổi ) , lười tập thể dục ( cơ thể yếu đi, ảnh hưởng tới tim, vóc dáng xấu xí..) ….

Trên đây là chia sẻ từ những trải nghiệm cá nhân của mình. Mình hi vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trên con đường thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn,giúp bạn có nhiều thời gian hơn cho những thói quen tốt .

Chỉ cần bạn thực sự muốn, bạn sẽ làm được thôi. Chúc bạn thành công nhé !

Admin

Kiến thức, thông tin tổng hợp mọi lĩnh vực: Chia sẻ kinh nghiệm sống, sức khỏe, phong thủy, công nghệ; share thủ thuật, phần mềm máy tính,...

Bài viết liên quan

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x